![]() |
Ảnh minh hoạ |
Một loại cây nhân tạo có thể sản sinh ra khí đốt tự nhiên chỉ nhờ vào quang hợp dường như chỉ tồn tại trong phim viễn tưởng. Thế nhưng bằng cách kết hợp công nghệ nano và sinh học, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi các nhà khoa học thuộc trường Đại học California, Berkeley đang biến ý tưởng này trở thành sự thật.
Peidong Yang, một giáo sư chuyên ngành hoá học ở trường Berkeley đang cộng tác với Viện Năng lượng Khoa học Nano Kavli của trường để tạo ra một loại lá nhân tạo có khả năng sản xuất ra khí mê-tan - thành phần chính của khí đốt tự nhiên, bằng cách kết hợp các sợi nano bán dẫn và vi khuẩn.
Nghiên cứu này là một bước phát triển lớn dựa trên quá trình quang tổng hợp tự nhiên của cây. Quá trình quang tổng hợp của cây có thể chuyển đổi ánh sáng mặt trời, CO2 và nước thành đường. Tuy nhiên, thay vì sản xuất ra đường, các nhà khoa học lại muốn cây tạo ra nhiên liệu lỏng có thể lưu trữ trong thời gian dài và được phân phối rộng rãi thông qua cơ sở hạ tầng năng lượng hiện có.
"Đốt nhiên liệu hoá thạch sẽ thải ra CO2 nhanh hơn nhiều so với tốc độ hấp thụ của quang hợp tự nhiên. Vì vậy, một hệ thống có thể biến tất cả phân tử CO2 chúng ta thải ra thành nhiên liệu là vô cùng cần thiết” - Thomas Moore, Giáo sư hoá học và Hoá sinh học tại Đại học bang Arizona cho biết.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một hệ thống nhân tạo thay vì trông chờ vào khả năng quang hợp của cây. Tuy dự án này vẫn chưa được hoàn thiện nhưng tính khả thi của nó là rất cao trong tương lai.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.